PHONG TỤC ĐÓN TẾT NGUYÊN ĐÁN TẠI TRUNG QUỐC

PHONG TỤC ĐÓN TẾT NGUYÊN ĐÁN TẠI TRUNG QUỐC

PHONG TỤC ĐÓN TẾT NGUYÊN ĐÁN TẠI TRUNG QUỐC

Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là tới Tết nguyên đán Quý Mão 2023. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng nhất trong năm tại một số nước châu Á trong đó có Trung Quốc và có khá nhiều điểm tương đồng trong phong tục đón tết cổ truyền giữa Trung Quốc và Việt Nam. Hãy cùng trung tâm ngoại ngữ Tomato tìm hiểu những phong tục này trong bài viết dưới đây.

1 Đôi nét về Tết nguyên đán tại Trung Quốc

Tết Nguyên Đán còn được gọi là lễ hội mùa xuân được tổ chức theo lịch mặt trăng hay còn gọi là lịch âm.N gày Tết sẽ được tính từ ngày đầu tiên cho tới ngày 15 tháng Giêng Âm lịch. Trên thế giới có nhiều quốc gia đón Tết Âm lịch, tuy nhiên Trung Quốc được đánh giá là có nhiều lễ hội và phong tục đặc sắc nhất. Thông thường kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán của người Trung Quốc sẽ tính từ 12/1 tới 20/2 theo lịch Dương. Mặc dù ngày Tết được tổ chức vào mùa đông nhưng vẫn được gọi là lễ hội mùa xuân. Bởi lẽ, thời gian tổ chức Tết được bắt đầu từ ngày đầu của mùa xuân và kết thúc vào mùa đông. Ngày Tết cổ truyền của Trung Quốc được tổ chức theo Âm lịch và có ý nghĩa thể hiện một cuộc sống mới đầy ấm no.

Tết Nguyên đán là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng tại Trung Quốc

2 Những phong tục đón Tết đặc sắc tại Trung Quốc

2.1 Trước giao thừa

Dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa

Người Trung Quốc có thói quen mua sắm thực phẩm, quần áo và đồ trang trí trước Tết khoảng nửa tháng. Sau đó, trước Tết khoảng 3 - 4 ngày họ sẽ cùng nhau dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa với mục đích xua đuổi mọi điều không tốt trong năm cũ. Thường thì tất cả các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau dọn dẹp, vừa có ý nghĩa thể hiện tình đoàn kết và giúp mọi người cùng nhau thư giãn. Cùng với dọn dẹp, nếu nhà cũ có thể tiến hành sơn sửa hoặc trồng thêm nhiều cây xanh. 

Cùng nhau trang trí nhà cửa

Phong tục đón Tết của người Hoa, sau khi dọn dẹp họ sẽ cùng nhau trang trí cho nhà cửa với những tấm giấy màu đỏ. Theo người Trung Quốc màu đỏ có ý nghĩa mang tới nhiều điều tốt lành. Bên cạnh đó, họ còn trang trí thêm câu đối đỏ, đèn lồng đỏ tại cơ quan, xí nghiệp, nhà cửa, đường phố... Tùy theo từng năm là con giáp gì mà người Trung Quốc sẽ trang trí theo hình con vật đó khắp xung quanh nhà. 

Cùng nhau dọn dẹp nhà cửa đón Tết

Cúng ông công ông Táo

Ngày Tết Âm lịch ở Trung Quốc cũng giống như Việt Nam, họ cũng cúng ông Táo về trời vào ngày 23/12. Vào ngày này người Trung Quốc cũng làm cơm và chọn mua cá vàng về cúng tổ tiên. Sau đó, cả gia đình cùng nhau quây quần thưởng thức bữa cơm ngày 23 tháng Chạp và thả cá chép ra sông. Ý nghĩa của phong tục này đó là, tiễn ông Táo về trời để tâu với Ngọc Hoàng về cuộc sống ở dưới hạ giới. 

Người Trung Quốc cúng cá chép trong ngày Ông công Ông Táo

2.2 Ngày cuối năm

Bữa cơm cuối năm

Ngày Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc người dân cùng nhau quây quần bên bữa cơm cuối cùng trong năm. Tất cả các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau đoàn tụ ăn tối với các món ăn Trung Hoa và chia sẻ về những gì trong một năm qua. Trong bữa ăn đoàn tụ này người Trung Quốc thường ăn cá, bánh bao và tôm, súp... Sau đó, mọi người cùng nhau tới khu vực quảng trường để đón giao thừa. Vào đêm giao thừa tất cả các thành viên trong gia đình cùng nhau đếm ngược thời gian.

Cùng ăn bữa cơm tất niên ngày cuối cùng của năm cũ

Xem chương trình “Xuân vãn” 

Nếu như trong đêm 30 Tết người dân Việt Nam cùng nhau xem Táo Quân, thì người Trung Quốc xem chương trình chào xuân trên CCTV hay còn được biết đến với cái tên “Xuân vãn” . Nội dung của chương trình với nhiều tiết mục biểu diễn, hài kịch và có sự tham gia của nhiều người nổi tiếng đến từ các lĩnh vực tới giao lưu. 

Xem bắn pháo hoa

Thời khắc giao thừa người Trung Quốc tổ chức bắn pháo hoa để chào đón năm mới. Những màn pháo hoa rực rỡ trên bầu trời kết hợp với màn giao hưởng đã mang tới những không khí xuân rộn ràng. Cùng với đó là những buổi trình diễn. 

Bắn pháo hoa- tiết mục không thể thiếu trong đêm giao thừa

2.3 Ngày đầu tiên của năm mới

Lì xì dịp đầu năm 

Phong tục ngày Tết của Trung Quốc đó là lì xì trong ngày đầu tiên của năm mới. Những bao hồng, bao đỏ có chứa tiền để mừng tuổi cho người già và trẻ em. Hiện nay, khi xã hội ngày càng hiện đại thì người Trung Quốc cũng ưu tiên hơn bằng những giao dịch tặng quà qua chuyển khoản online. 

Các em bé háo hức nhận tiền lì xì may mắn

Lễ chùa đầu năm 

Trong ngày đầu năm mới những ngôi chùa ở Trung Quốc thu hút đông đảo người dân tới cúng bái và cầu nguyện may mắn cả năm. Bên cạnh đó, tại nhiều ngôi chùa lớn còn tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn như múa lân tại sân đình. 

Chúc Tết

Vào ngày đầu năm mới này người Trung Quốc cũng dành những lời chúc cho nhau. Trước tiên, chúc Tết ông bà, cha mẹ dồi dào sức khỏe và sống lâu trăm tuổi. Còn với những người thanh niên sẽ chúc gặp thuận lợi trong công việc và trẻ em sẽ chúc mau ăn, chóng lớn, khỏe mạnh. 

Chúc tết họ hàng trong ngày đầu năm mới

Có thể thấy, những phong tục đón Tết nguyên đán ở Trung Quốc cũng có rất nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, đều vô cùng phong phú và đặc sắc. Nền văn hóa và lịch sử lâu đời của Trung Quốc còn rất nhiều điều thú vị đang đợi chúng ta tìm hiểu và khám phá. Hãy theo dõi thêm các bài viết sau của chúng tôi.

Tìm hiểu thêm khóa học tiếng Trung chất lượng của trung tâm ngoại ngữ Tomato tại đây.

 

 

 

 

 

Khoá học liên quan

Giỏ hàng ({{ data.length }} sản phẩm)
Loading...